mạch đèn led
- đèn LED đấu nối tiếp: Khi nguồn điện cao( 220v chẳng hạn) ta sử dụng phương pháp đấu nối tiếp để làm tăng hiệu suất sử dụng nguồn, giúp tiết kiệm năng lượng. Đấu nối tiếp có đặc điểm là dòng đi qua tất cả các phần tử của nhánh nối tiếp đều bằng nhau trong mọi thời điểm, do đó khi tính toán thường lấy giá trị nhỏ của dòng điện nếu không khi 1 LED mà bị hư sẽ kéo theo nhiều LED sẽ hư. Mạch bên mô tả cách đấu LED dùng cho nguồn 9V hoặc 12 V, điện trở giúp hạn chế dòng điện khi nguồn thay đổi tránh hư LED. Điện trở này là 390 ohm.
- đèn led đấu song song: Khi sử dụng nguồn 5V ta sử dụng cách đấu song song để tăng thêm độ sáng cho đèn. Đặc điển khi nối LED song song là mỗi LED buộc phải nối với 1 điện trở để hạn dòng, nếu không LED sáng không đều và giảm tuổi thọ vì điện áp tới hạn của các con LED không bao giờ bằng nhau mà khi đấu song song thì điện áp rơi trên các nhánh gần như bằng nhau. Ví dụ một chữ trong bảng hiệu thường có khoảng vài chục LED đến vài ngàn LED nên phải sử dụng kết hợp giữa đấu song song với nối tiếp lại để cho ra số lượng LED lớn.
- bóng đèn led đấu nối kết hợp: Là sự kết hợp giữa phương pháp nối tiếp và song song để tạo ra số lượng LED Lớn phù hợp với công suất lớn và diện tích rộng. Trong thực tế cách đấu này luôn được ứng dụng trong tất cả các thiết bị quang báo bằng LED. Khi gia công ta sẽ gặp phải tình huống số LED bị Khuyết, nghĩa là sẽ có một nhánh cuối không đủ số LED là bội số của nhánh nối tiếp vậy phải làm sao? Xem chi tiết
Mạch đèn led quảng cáo
- Khi ta đấu nhiều bóng LED lại với nhau và cho ra 2 dây( hình bên) có nghĩa là ta tạo ra module cơ bản và ta xem nó như một điểm sáng, Hay một đoạn. Và khi nối Vào Board mạch chúng ta sẽ mất 1 Port để điều khiển cho một module này. Một điểm sáng sẽ có 1 hay rất nhiều bóng LED tùy theo nhu cầu về công suất hay đặc điểm của hình dạng của bản thiết kế như chữ ,logo, Icon...mà khi chớp tắt tất cả các bóng LED trong đó sẽ sáng lên cùng lúc.